Sơn Vilet

Hướng Dẫn lắp đặt kệ kho công nghiệp từ A-Z

Kệ công nghiệp còn có tên gọi khác là kệ kho hàng. Đây là một loại kệ không thể bị thay thế và quan trọng trong các nhà kho khu công nghiệp. Tuy nhiên bạn đã biết cách lắp đặt bộ kệ công nghiệp hoàn toàn hoàn chỉnh hay chưa?. Nếu chưa thì bài viết dưới đây giúp việc lắp đặt kệ kho công nghiệp chi tiết cho bạn đọc. 

Trên thị trường hiện nay vô số các loại kệ công nghiệp lưu trữ hàng hóa khác nhau. Tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng và điều kiện áp dụng kệ với không gian kho hàng mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Các loại kệ sắt công nghiệp phổ biến: Kệ Selective, Kệ Double Deep, Kệ driver in,… 

Hầu hết các kệ đều có ốc vít, bulong, kèm các đơn vị vận hành dễ dàng điều chỉnh, tháo lắp, di chuyển, thay thế… phù hợp với yêu cầu sử dụng khác nhau. Mỗi bộ kệ đều có cách thước hoạt động khác nhau. Thế nên các chi tiết, cách lắp đặt có biến đổi giữa các loại kệ. Tuy nhiên hầu hết đều dựa vào các bộ phận và lắp đặt theo các bước cơ bản.

Kệ kho công nghiệp
Kệ kho công nghiệp

Cấu tạo của một bộ kệ kho công nghiệp hiện nay:

Kệ kho công nghiệp được tạo thành từ những thành phần sau:

  • Khung trụ là bộ phận hết sức quan trọng tạo ra sự vững chắc và nâng đỡ kệ khi có hàng hóa trọng tải nặng và số lượng lớn.
  • Mặt mâm là nơi trực tiếp để những hàng hóa lên đó do vậy cần có độ dày tiêu chuẩn không sẽ bị cong vênh.
  • Thanh giằng giúp cho kệ thêm chắc chắn hơn.
  • Ốc vít: tất nhiên là cần để gắn kết các thanh giằng và các chi tiết khác của kệ vào làm một.
  • Thanh support: Hỗ trợ giữ chặt pallet và thanh beam sao cho được ổn định.

Hướng dẫn lắp đặt chi tiết dành cho kệ kho công nghiệp.

Bước 1: Lắp ốp chân bảo vệ

Chân trụ sẽ được lắp đặt ốc chân để bảo vệ bằng ốc vít. Ngăn ngừa những tai nạn và thiệt hại trường hợp bị va quệt làm hỏng giá kệ và ảnh hưởng tới hàng hóa.

Dùng dụng cụ chuyên dụng xiết chặt chân trụ không sẽ rơi ra còn nguy hiểm hơn.

Bước 2: Lắp các thanh giằng ngang và giằng chéo theo thứ tự

Tiến hành bắt ốc vít thanh giằng chéo với thanh giằng ngang bằng bulong và ốc vít ở điểm tiếp giáp. Sử dụng thanh chữ T để vít chặt ốc lại.

Bước 3+ 4: Dựng chân trụ và lắp beam nối các khung Omega

Cần tiến hành lắp đặt thanh beam và cần để ý xem 2 bên thanh beam có cân bằng không?. Bắt vít chặt chẽ và để thanh beam không bị rời ra trước các tác động. Lắp đặt chân trụ cùng cần thật chuẩn vì nếu không sẽ không lắp được thanh beam.

Bước 5: Lắp thanh support nối với 2 thanh beam tương ứng.

Đặt hệ thống thanh support phù hợp với các khớp nối để vừa khít các vị trí đã quy định giúp hoàn thành khung kệ và chắc chắn sau này. 

Bước 6: Lắp mâm đặt cho thanh support và beam của kệ.

Kiểm tra và lắp đặt phần mâm kệ một cách cẩn thận sao cho vừa khít và để hoàn thanh khâu cuối. Xem các ốc vít thì siết cho chặt lại và thử khả năng chịu tải của kệ. Ra soát một thể để đảm bảo chất lượng khi lắp đặt xong.

Như vậy bạn đã lắp hoàn thiện một bộ kệ hoàn chỉnh mà không cần tốn quá nhiều công sức. Hy vọng với bài viết trên giúp bạn tự lắp đặt cũng như làm tư liệu hướng dẫn lắp đặt một bộ kệ công nghiệp. Chúc bạn đạt được mong muốn như ban đầu và đẹp mỹ mãn. Nếu có nhu cầu lắp đặt bạn vui lòng liê hệ với chúng tôi theo số hotline: 0962 021 077

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0933 021 077